3D convert

Làm thế nào để chuyển một tấm ảnh hay một đoạn phim từ 2D thành 3D?

Tham khảo bài Thị giác hai mắt để hiểu về khái niệm Parallax (thị sai)

   Việc chuyển thể một tấm ảnh hay 1 bộ phim từ 2D sang 3D, thực chất là xây dựng một cặp ảnh stereo có parallax  nội suy từ ảnh gốc. Có 3 cấp độ chuyển thể từ 2D sang 3D:

1) Type 1: Mono-Layer Depth 3D (độ sâu 3D đơn lớp).

 
Ví dụ minh họa:

Từ một ảnh gốc nhân bản thành hai. Ảnh trái dịch toàn bộ sang trái (-1,5%), ảnh phải dịch toàn bộ sang phải (+1,5%). Ta thu được một cặp ảnh stereo có Positive Parallax (p=+3%) cho toàn bức ảnh. Khi xem trên thiết bị trình chiếu 3D, ta có cảm giác toàn khuôn hình sâu vào bên trong và ở cùng một mặt phẳng độ sâu.

Đây là phương thức chủ yếu chuyển thể 2D sang 3D của các phần mềm chuyển 3D tự động hay thiết lập cài đặt sẵn trong TV 3D. Phương thức này thực hiện đơn giản và hoàn toàn tự động.

 

 

Image for left eye

Image for right eye

 

Type 1: Mono-Layer Depth   -    p (entire frame) = +3%

Chú ý: Nếu ta dịch theo hướng ngược lại sẽ thu được Negative Parallax. Toàn khuôn hình sẽ nổi ra ngoài.

2) Type 2: Multi-Layers Depth 3D (độ sâu 3D đa lớp)

Ví dụ minh họa:

Ảnh gốc được tách lớp rồi nhân bản thành hai.

   -  Layer 1 - NỀN: của ảnh trái dịch trái (-1,5%), của ảnh phải dịch phải (+1,5%) .  p(Layer 1) = +3%
   -  Layer 2- NGƯỜI: của ảnh trái dịch phải (+1%), của ảnh phải dịch trái (-1%).  p(Layer 2) = -2%

Sau khi dịch, ta thu được cặp ảnh stereo với các khoảng trống sinh ra khi dịch chuyển. Cần thao tác "vẽ lại" để lấp chỗ trống bằng các công cụ đồ họa. Việc "tách lớp" và "điền chỗ trống" không thể thực hiện tự động bằng phần mềm mà cần bàn tay của họa sỹ đồ họa

Cặp ảnh left-right sau khi cắt lớp và dịch các lớp ...

... rồi được vẽ lại  phần khoảng trống

 

Image for left eye

Image for right eye

 

Type 2: Multi-Layers Depth   -    p (Layer 1) = +3%  -  p(Layer 2)=-2%

Khi xem trên thiết bị trình chiếu 3D, ta có cảm giác khuôn hình chia thành 2 lớp mặt phẳng. Lớp NỀN sâu vào bên trong và lớp NGƯỜI nổi ra ngoài

3) Type 3: Continuous Depth 3D - Real 3D (độ sâu 3D liên tục - 3D thực sự)

Original image

Depth map

Hình ảnh gốc đầu tiên được nhân bản, phân lớp, điền chỗ trống (tương tự Type 2). Để có được độ sâu liên tục (hay p biến đổi với mỗi pixel), ta cần xây dựng Depth Map (bản đồ độ sâu). Depth Map là  Mask cho toàn khuôn hình gốc, đặc trưng bởi mức độ xám (gray scale). Bằng phần mềm Converter chuyên dụng, p của mỗi pixel sẽ được sinh ra dựa trên DepthMap đó.

Khi xem trên thiết bị trình chiếu 3D, ta có cảm giác khuôn hình vừa phân tách thành 2 lớp độ sâu chính, bản thân mỗi lớp độ sâu đều có độ dày và hình khối rất rõ nét. It's REAL 3D !

 

Type 3: Continuous Depth  -  p (each pixel) ~ (-3% to +3%)

Minh họa bằng ảnh anaglyph (xem bằng kính red-cyan)

Type 1: Mono-Layer Depth

Type 2: Multi-Layers Depth

Type 3: Continuous Depth 

© Copyright 2005-2006 by Cooperman Laboratory

Designed by Phạm Hoàng Minh

Phim 3D stereo trên thị trường có thể được chia làm 4 loại chính:

   1) Phim quay bằng hai máy quay song song: hiệu ứng 3D thuộc Type 3: Continuous Depth. Chất lượng tốt nhất, nhưng cũng tùy thuộc vào trình độ nhà sản xuất

   2) Phim dựng từ dữ liệu 3D đồ họa: như các phim hoạt hình 3D (Ice Age, Kungfu Panda, ...). Do được dựng với hình khối 3D trên các phần mềm 3D StudioMax, Maya, ..., các đối tượng trong phim dễ dàng được render dưới nhiều góc nhìn. Hiệu ứng 3D loại phim này cũng rất tốt, và thuộc Type 3: Continuous Depth

   3) Phim chuyển thể từ 2D sang 3D do các movie studio lớn thực hiện. Do quy trình phân lớp, điền chỗ trống, dựng Depth Map tốn rất nhiều công sức nên chất lượng 3D cũng tùy thuộc mức độ đầu tư của mỗi hãng phim . Phim dạng này cũng được coi  là thuộc Type 3: Continuous Depth

   4) Phim 2D chuyển sang 3D tự động bằng phần mềm hay thiết lập cài đặt sẵn trong TV 3D: thuộc Type 1: Mono-Layer Depth. Chất lượng 3D giả tạo và hoàn toàn kém thuyết phục