Các phân tích về cấu trúc mắt người, nguyên nhân tật cận thị & nhược thị, và các giải pháp phòng chống
Cấu trúc của mắt người
Mắt là cửa ngõ đầu tiên của hệ thống thị giác, mắt người có cấu trúc tương tự như một chiếc máy ảnh, nhưng phức tạp hơn nhiều. Mắt có hình dạng của một quả cầu lồi gọi là nhãn cầu (eyes ball), nối với một bó dây thần kinh đi từ não bộ. Phía trước nhãn cầu là giác mạc (cornea) với bán kính cong nhỏ hơn bán kính của nhãn cầu nhằm hội tụ chùm sáng tới vào mặt trong của nhãn cầu, gọi là võng mạc (retina). Thủy tinh thể (lens) có hình dạng như một thấu kính tròn, đàn hồi và được điều tiết bởi cơ thể mi (ciliary muscles). Khi nhìn xa, cơ thể mi ở trạng thái nghỉ và mắt ở trạng thái thư giãn, còn khi nhìn gần, cơ thể mi co lại để làm phồng thủy tinh thể ra, thực hiện chức năng điều tiết. Đối với những người không bị tật khúc xạ, hình ảnh của vật quan sát sẽ được hội tụ lên võng mạc, nơi có mặt các tế bào thụ cảm thị giác. Đồng tử hay con ngươi (pupil) có vai trò như khẩu độ của máy ảnh, mở rộng hay co lại để thu nhận nhiều hay ít lượng ánh sáng từ bên ngoài. Mống mắt (iris) có chức năng điều khiển độ mở của đồng tử. Đường kính của đồng tử có thể thay đổi từ 2 mm đến đến 8 mm, có nghĩa là thay đổi được khoảng 16 lần diện tích.
Tế bào thụ cảm thị giác được phân ra làm hai nhóm: khoảng 6 triệu tế bào thị giác nhìn ngày (photopic) còn được gọi là tế bào hình nón (cone) và hơn 100 triệu tế bào thụ cảm thị giác nhìn đêm (scotopic) còn được gọi là tế bào hình que (rod). Các tế bào hình nón phân bố tập trung ở gần phần trung tâm của võng mạc, còn gọi là điểm vàng hay hố mắt (fovea). Tế bào hình nón cảm thụ về màu sắc, sự thay đổi cường độ sáng. Tế bào hình que phân bố rộng khắp võng mạc, hoạt động tốt trong ánh sáng yếu hay bóng tối, nhưng không cảm thụ được màu sắc. Trên võng mạc có một điểm không có tế bào thị giác, gọi là điểm mù (blind spot), nơi mà các bó sợi thần kinh hội tụ. Tuy nhiên, chúng ta ít nhận thấy điểm mù do não bộ có giải pháp lấp đầy những khiếm khuyết hình ảnh.
Nguyên nhân tật cận thị: Nhìn gần quá nhiều trong ánh sáng yếu
Để nhìn rõ các đối tượng vật thể, ảnh của đối tượng đó phải hội tụ ở võng mạc. Khi nhìn vật ở xa, thủy tinh thể(lens) ở trạng thái tự nhiên và thư giãn nhất. Khi nhìn vật gần, mắt điều tiết lấy nét bằng cách phồng thủy tinh thể, để ảnh của vật hội tụ ở võng mạc.
Ở mắt của một số trẻ em, do nhìn gần quá nhiều, thủy tinh thể thường xuyên phồng lên để điều tiết. Sau một thời gian, nó sẽ dừng ở trạng thái phồng lên không hồi phục lại được trạng thái ban đầu. Điều đó dẫn đến thủy tinh thể không điều tiết được khi nhìn xa, hình ảnh hội tụ trước võng mạc nên bị mờ
Ánh sáng nền yếu trong trường nhìn là một tác nhân chính đẩy nhanh quá trình cận thị. Khi đó, đồng tử phải mở rộng để thu nhận được nhiều ánh sáng hơn. Đồng tử càng mở rộng càng gây ra sự nhòe ảnh do hiệu ứng cầu sai (spherical abberation), do giảm độ sâu trường nhìn DOF(Depth of Field) nên mắt phải điều tiết liên tục để lấy nét vào đối tượng đang tập trung quan sát. Điều đó sẽ kích thích trẻ càng nhìn gần hơn để nhìn cho rõ, dẫn đến nguy cơ cận thị cao hơn. Mặt khác, khi trẻ đọc sách hay thao tác với vật thể kích thước nhỏ trong tình trạng bị sấp bóng cũng dễ gây ra cận thị. Sấp bóng gặp khá thường xuyên trong các phòng ở có đèn chiếu sáng chỉ từ 1-2 hướng duy nhất.
Ở mắt người cận thị, khi nhìn xa thủy tinh thể vẫn ở trạng thái phồng sẽ hội tụ ảnh ở trước võng mạc gây nhòe ảnh nhìn không rõ
Giải pháp là phải đeo kính cận (kính phân kỳ). Ảnh của vật khi qua kính phân kỳ sẽ kéo lại gần hơn. Do đó, khi nhìn vật ở xa với sự trợ giúp của kính, ảnh vẫn hội tụ ở võng mạc
Độ cận có nguy cơ tăng lên nếu sử dụng kính cận không đúng cách. Cụ thể là đeo kính cận thường xuyên khi nhìn gần. Khi nhìn xa (như nhìn bảng đen), kính cận kéo ảnh của vật lại gần hơn, ở trong tầm nhìn rõ của người cận thị. Khi nhìn gần như đọc sách, kính cận kéo ảnh lại gần sát mắt. Mà nhìn càng gần càng gây cận thị, nên người cận thị đeo kính cận để đọc sách rất dễ bị tăng nặng độ cận, sau một thời gian phải đổi kính số cao hơn mới nhìn xa rõ được. Đó là sai lầm của rất nhiều bác sỹ nhãn khoa khi chỉ thử kính ở khoảng cách xa 5m và khuyên người cận đeo kính thường xuyên, kể cả khi nhìn gần
Nguyên nhân tật nhược thị - thoái hóa điểm vàng: Nguồn sáng độ chói cao trong môi trường thiếu sáng
Đồng tử khi thu hẹp (hình trên) và khi mở rộng (hình dưới)
Thiếu sáng mà chói lóa: Nguyên nhân gây cận thị và nhược thị
Thoái hóa điểm vàng là sự suy giảm thị giác ở khu vực điểm vàng ở trung tâm võng mạc, nơi chứa các tế bào hình nón. Các nguồn sáng độ chói cao rọi trực tiếp vào điểm vàng thường xuyên và lâu dài chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự tổn thương dần dần ở khu vực này. Ở ngoài trời, khi nhìn lên bầu trời hay các bề mặt phản xạ độ chói cao, mắt có cơ chế tự bảo vệ bằng cách thu nhỏ đồng tử, hạn chế lượng ánh sáng đi vào mắt. Ở trong nhà, với ánh sáng nhân tạo, độ rọi thấp hơn vài chục đến cả trăm lần ngoài trời. Ta hay gặp một nghịch lý của các phương án chiếu sáng nhân tạo trong nhà: đèn độ chói cao nhưng ánh sáng tổng thể lại rất yếu. Khi độ chói bình quân trong toàn bộ trường nhìn thấp, đồng tử phải mở rộng để cho nhiều ánh sáng lọt vào mắt. Khi đồng tử mở rộng , mà mắt ta lại hướng thẳng vào đèn (độ chói bề mặt đèn thường đạt đến 5000-10.000 cd/m2, trong khi độ chói của tường hay trần nhà thường chỉ < 100 cd/m2, tương phản quá lớn), sẽ gây cảm giác chói lóa rất khó chịu. Đó là vì khu vực điểm vàng của võng mạc đã bị tổn thương tạm thời . CHÓI MẮT mà THIẾU SÁNG: Qua khảo sát, đến 80-90% các hộ gia đình, và cả công sở có chiếu sáng mang nghịch lý này. Nếu sống thường xuyên và lâu dài trong môi trường ánh sáng như vậy, mắt có nguy cơ bị thoái hóa dần điểm vàng. Độ tương phản sáng tối cao, mắt phải điều tiết nhiều còn gây ra mệt mỏi, căng thẳng, mất ngủ
Xem smartphone, xem TV hay màn hình vi tính trong bóng tối cũng gây ra nhược thị vì nguyên nhân tương tự. Bóng tối xung quanh làm đồng tử phải mở hết cỡ. Và khi mắt tập trung cao vào màn hình, độ chói cao của màn hình (300-1000 cd/m2) chiếu thẳng vào khu vực điểm vàng của mắt. Đồng tử đã mở to hết cỡ không còn tác dụng giảm bớt cường độ sáng chiếu vào. Các màn hình còn phát ra nhiều ánh sáng xanh blue, cũng là tác nhân gây hại lớn đến điểm vàng. Khi dùng smartphone trong bóng tối còn gây ra cận thị do nhìn gần trong ánh sáng yếu
Giải pháp phòng chống cận thị và nhược thị
Để phòng cận thị, cần hạn chế việc nhìn gần, đặc biệt là nhìn gần trong ánh sáng yếu. Tuyệt đối không xem điện thoại, xem máy tính trong bóng tối. Với người cận thị buộc phải đeo kính cận (để nhìn xa rõ hơn), thì khi nhìn gần như đọc sách cần bỏ kính ra, hoặc chỉ đeo loại kính có số thấp hơn
Cần thiết phải có một môi trường ánh sáng tốt trong các phòng ở: hạn chế các loại đèn gây chói mắt có thể gây nhược thị. Độ rọi trong phòng cần đạt đủ tiêu chuẩn chiếu sáng (được công bố theo TCVN 7441-2008). Chiếu sáng đồng đều cả phòng, độ rọi khu vực tối nhất và sáng nhất chênh nhau không quá 1.5 lần
Phòng ngủ | 100 lux |
Phòng khách, phòng ăn | 300 lux |
Phòng học, phòng làm việc | 500 lux |
Trên mặt bàn học | 700 lux |
Công nghệ mới LED hắt trần SkyLight đem lại một môi trường ánh sáng giống như bầu trời nhân tạo: SÁNG mà hoàn toàn KHÔNG CHÓI, độ đồng đều cao, không sấp bóng. Là giải pháp lý tưởng phòng chống cận thị và nhược thị. Xem giới thiệu về LED SkyLight tại đây
Liên hệ: R&D Lab - Show room: Phòng 222 & Phòng 136 nhà A2 Viện Khoa học Vật liệu 18 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội
Show room 2: số 1 ngõ 45 Phan Đình Phùng, Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0904399887 (Mr.Minh)
Email:cooplab3d@gmail.com / cooplab3d@yahoo.com
Facebook: https://www.facebook.com/cooplab3d/
Chúng tôi đang tìm kiếm đại lý để phát triển sản phẩm ở các tỉnh thành. Vui lòng liên hệ số điện thoại ở trên.
Xem thêm: Giới thiệu về chiếu sáng hắt trần skylight